Thực phẩm Gan_(thực_phẩm)

Gan có thể chế biến bằng nhiều hình thức đa dạng như: Gan xào, nướng, luộc, chiên, bóp, gỏi thậm chí là ăn sống (ẩm thực Liban, món gan sashimi...). Ngoài ra gan còn được sử dụng làm nguyên liệu của món Gan xay (Páte) hoặc có thể được kết hợp với miếng thịt hoặc thận. Xúc xích gan như Braunschweiger và liverwurst cũng được một món ăn ngon và giá trị. Gan còn dùng để chiết xuất để lấy dầu như dầu gan cá thu, dầu gan cá mập...

Gan động vật giàu sắt (Fe) và vitamin A, và dầu gan cá tuyết thường được sử dụng như là một chế độ ăn uống bổ sung để bồi bổ cơ thể. Một số gan cá có giá trị như thực phẩm, đặc biệt là gan cá đuối gai độc nó được sử dụng để chuẩn bị các món ngon. Ở Việt Nam thông dụng có các món gan gà hay gan heo. Trong thực đơn của một số quán cơm bụi có món lòng trong đó bao gồm một cái gan gà, mề gà, tim ga mà một đoạn lòng tất cả quấn lại thành một bộ. Tuy nhiên một số gan của các loài động vật có thể gây ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong như gan cá nóc, gan cóc...

Về hàm lượng đạm: Đứng đầu bảng về hàm lượng đạm là gan lợn. Trong 100g gan lợn có 18,9g đạm, tiếp đó là gan gà, gan bò, gan vịt. Về hàm lượng vitamin, trong 100g gan gà có 6.960mcg vitamin A, trong gan lợn là 6.000mcg, trong gan bò có 5.000mcg. Chất sắt: Gan lợn, bò, gà cũng đứng đầu về hàm lượng chất sắt với tỷ lệ tương ứng trong 100g đối với mỗi loại là 12g, 9g, 8g.[1]